Bà con Cụm Tám Thụy Khuê
Bao năm sinh sống đi, về có nhau
Địa bàn cư trú đã lâu
Đường Văn Cao mở bắc cầu chạy qua
Đây là Dự án quốc gia
Nay cần giải tỏa, bao nhà phải đi
Bâng khuâng đi-ở, ở-đi
Ở thì không đặng mà đi sao đành
Sắt son một dạ trung thành
Vì dân, vì nước, vì mình, vì ta
Ngày xưa khói lửa xông pha
Còn hy sinh được nữa là hôm nay
Hoàn thành Dự án mới đây
Đường Văn Cao nối Hồ Tây, tuyệt vời
Thủ Đô trang sử sáng ngời
Còn lưu danh mãi tên người Thụy Khuê
Trọng Lộc, 0438432816
Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013
GIỚI THIỆU CLB THƠ CA THỤY KHUÊ
Câu lạc bộ thơ ca Thụy Khuê ra đời trên mảnh đất Thụy Chương xưa cổ kính ngay bên cạnh Hồ Tây thơ mộng. Từ năm 1979 một số các cụ yêu thơ đã tập hợp nhau lại để xướng họa cho vui. Năm 1987 mới bắt đầu in thành tập( đánh máy trên khổ giấy A4 in rô-nê-ô với tên đề:" Tiếng thơ Thụy Khuê". Tập đầu tiên với 164 bài thơ của 13 tác giả. Từ đó đến nay cứ trung bình 1 hoặc 2 năm lại xuất bản tiếp. Cuối năm 2012, chào mừng Xuân Quý Tỵ 2013, CLB đã xuất bản Tập thơ 20 Thụy Khuê với 38 tác giả và gần 200 bài thơ chọn lọc. Mỗi tập thơ lời đề tựa đêu do ông Phụ trách Tuyên huấn Đẩng Ủy hoặc ông Chủ Tịch Hội người cao tuổi trực tiếp tham gia và viết lời giới thiệu. Trải qua 4 đời Chủ nhiệm( từ Cụ Đoàn Trọng Thái, cụ Thế Bành, cụ Nguyễn Hưởng và nay là ông Trọng Lộc) CLB thơ ca Thụy Khuê đã đi được một đoạn đường dài và ngày một trưởng thành, ngày một đông vui. Hiện nay CLB có hơn 30 thành viên và vẫn bảo đảm sinh hoạt đều đặn hai tháng một lần vào ngày 25 tháng chẵn tại đền Sòng Trà, nơi sinh hoạt văn hóa của Khu dân cư số 5. Cơ sở vật chất của CLB tuy còn nghèo nàn, song cũng được một số nhà hảo tâm tài trợ nên đã sắm được bộ loa ,đài, và phông lô-gô của CLB, có nơi sinh hoạt cố định thoải mái, yên tĩnh.
Từ một chiếu thơ nay đã trở thành một Câu lạc bô thơ ca đông vui có vị thế và tiếng nói trong Phường Thụy Khuê và Quận Tây Hồ.(Ông Trọng Lộc, Chủ nhiệm CLB được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Mặt trận Tổ Quốc Phường Thụy Khuê). Chính vì vậy CLB đã thu hút được nhiều bạn thơ các CLB khác đến tham gia. Một số thành viên CLB đã có bài đăng trên các báo Trung Ương và Hà Nội, như báo Thời báo kinh doanh, Người Hà Nội cuối tuần, Bản tin nội bộ Ban tuyên huấn Thành Ủy Hà Nội, báo Thế giới & Việt Nam, Tạp chí Người cao tuổi và đăng trong các Tập thơ của Hà Nội, thơ lục bát Việt Nam tập 1 và một số ấn phẩm khác. Có hội viên đã đoạt giải thi thơ Khuyến học toàn quốc 2010, thi thơ trào phúng Việt Nam 2010...Ngoài ra nhiều bài thơ của CLB đã được sử dụng trong ba tờ báo tường của Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh và Hội Chữ thập đỏ Phường Thụy Khuê. Tập thể CLB và cá nhân ông Chủ nhiệm Trọng Lộc đã được khen và phần thưởng của UBND Quận Tậy Hồ và Phường Thụy Khuê.... Các bài thơ của CLB đã được sử dụng trong các cuộc sinh hoạt các Đoàn thể, các Khu dân cư và cuộc sinh hoạt cộng đồng khác, được dư luận hoan nghênh và ủng hộ.. Tiếng thơ Thụy Khuê là người bạn thân thiết, là tiếng nói tâm tình của các thành viên, đồng thời còn góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách, nếp sống văn minh, biểu dương người tốt việc tốt, phê phán các hiện tượng tiêu cực. CLB thật sự là sân chơi trí tuệ, tao nhã, sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh của những người cao tuổi và một số các bạn trẻ trong Phường.
CLB có bước phát triển đáng kể nêu trên là do có sự quan tâm chỉ đạo cuẩ Đảng Ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc, Hội người cao tuổi cùng với sự đông viên, cổ vũ của các Tổ chức đoàn thể và nhân dân Phường Thụy Khuê. Tiếp đến là do sự tâm huyết , nhiệt tình của các ông, bà trong CLB, nhất là các ông bà trong Ban Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Trọng Lộc, Ông Ngô xuân Điểm, Bà Kim Thanh và nhiều vị khác thành viên CLB...
Thụy Khuê có Hội thơ ca
Thành viên gồm các ông bà nghỉ hưu
Bụi trần tóc đã muối tiêu
Mượn câu thơ để chia điều tâm tư.
T/M Ban Chủ nhiệm
Chủ nhiệm: Nguyễn Trọng Lộc.
Từ một chiếu thơ nay đã trở thành một Câu lạc bô thơ ca đông vui có vị thế và tiếng nói trong Phường Thụy Khuê và Quận Tây Hồ.(Ông Trọng Lộc, Chủ nhiệm CLB được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Mặt trận Tổ Quốc Phường Thụy Khuê). Chính vì vậy CLB đã thu hút được nhiều bạn thơ các CLB khác đến tham gia. Một số thành viên CLB đã có bài đăng trên các báo Trung Ương và Hà Nội, như báo Thời báo kinh doanh, Người Hà Nội cuối tuần, Bản tin nội bộ Ban tuyên huấn Thành Ủy Hà Nội, báo Thế giới & Việt Nam, Tạp chí Người cao tuổi và đăng trong các Tập thơ của Hà Nội, thơ lục bát Việt Nam tập 1 và một số ấn phẩm khác. Có hội viên đã đoạt giải thi thơ Khuyến học toàn quốc 2010, thi thơ trào phúng Việt Nam 2010...Ngoài ra nhiều bài thơ của CLB đã được sử dụng trong ba tờ báo tường của Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh và Hội Chữ thập đỏ Phường Thụy Khuê. Tập thể CLB và cá nhân ông Chủ nhiệm Trọng Lộc đã được khen và phần thưởng của UBND Quận Tậy Hồ và Phường Thụy Khuê.... Các bài thơ của CLB đã được sử dụng trong các cuộc sinh hoạt các Đoàn thể, các Khu dân cư và cuộc sinh hoạt cộng đồng khác, được dư luận hoan nghênh và ủng hộ.. Tiếng thơ Thụy Khuê là người bạn thân thiết, là tiếng nói tâm tình của các thành viên, đồng thời còn góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách, nếp sống văn minh, biểu dương người tốt việc tốt, phê phán các hiện tượng tiêu cực. CLB thật sự là sân chơi trí tuệ, tao nhã, sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh của những người cao tuổi và một số các bạn trẻ trong Phường.
CLB có bước phát triển đáng kể nêu trên là do có sự quan tâm chỉ đạo cuẩ Đảng Ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc, Hội người cao tuổi cùng với sự đông viên, cổ vũ của các Tổ chức đoàn thể và nhân dân Phường Thụy Khuê. Tiếp đến là do sự tâm huyết , nhiệt tình của các ông, bà trong CLB, nhất là các ông bà trong Ban Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Trọng Lộc, Ông Ngô xuân Điểm, Bà Kim Thanh và nhiều vị khác thành viên CLB...
Thụy Khuê có Hội thơ ca
Thành viên gồm các ông bà nghỉ hưu
Bụi trần tóc đã muối tiêu
Mượn câu thơ để chia điều tâm tư.
T/M Ban Chủ nhiệm
Chủ nhiệm: Nguyễn Trọng Lộc.
HỒ TÂY
Đến đây phổ Thụy Khuê này
Ngắm nhìn phong cảnh Hồ Tây tuyệt vời
Thảnh thơi thư giãn, nghỉ ngơi
Ngắm hoa, ngắm nước, ngắm trời bao la
Ngắm thuyền thấp thoáng gần xa
Ngắm hàng liễu rủ thướt tha bên hồ
Nghe câu chuyện kể ngày xưa
Sư Khổng Lộ đúc chuông chùa nguy nga(*)
Tiếng chuông thánh thót vang xa
Gọi Trâu vàng đến nước ta nơi này
Thế rồi ở chính nơi đây
Một vùng rộng lớn Hồ Tây bây giờ
Biết bao truyền thuyết nên thơ
Làm nên phong cảnh Tây Hồ đẹp thay
Trải qua bao thế kỷ nay
Bao người chiêm ngưỡng đắm say cảnh hồ
Hồ đi vào những vần thơ
Hồ thêu dệt những ước mơ cho đời
Hồ làm say đắm lòng người
Hồ là lá phổi sạch tươi trong lành
Hồ là mầu sắc tươi xanh
Hồ là điểm hẹn của anh và nàng
Lòng ta trăn trở xốn xang
Chỉ lo ô nhiễm giết oan hồ này.
(*) Ngày xưa vào thời nhà Lý, thế kỷ thứ 13, ở thành Đại La(Hà Nội) có một nhà Sư pháp thuật cao cường tên là Khổng Lộ. Tục truyền rằng nhà Sư Khổng Lộ là một vị Thần của Nhà Trời giáng xuống. Bấy giờ nước ta thiếu thốn kim loại vì giặc phương bắc vơ vét hết. Vào một ngày, nhà Sư đi sang Tầu mang theo một túi nhỏ để xin một ít kim loại về đúc tượng Phật. Vị Sư được Vua nhà Tống tiếp và đồng ý cho số kim loại nhét đầy cái túi nhỏ. Khi vào nhà kho, vị Sư choáng ngợp trước vô số vàng bạc châu báu và có một con trâu bằng vàng rất to đứng gác ở cửa. Vị Sư nhét vào cái túi bé một số đồng đen mang về. Vì có phép thần nên Sư mang được số kim loại nhiều hơn số Vua Tống cho. Quân sĩ Tầu đuổi theo hòng lấy lại nhưng không được. Vị Sư chạy thoát về nước và cùng dân chúng đúc quả chuông đồng đen. Sau khi đúc xong, vị Sư dùng chày gõ vào chuông, tiếng chuông vang đi rất xa. Trâu vàng nghe thấy liền chạy sang nước ta tìm mẹ( vì đồng đen là mẹ của vàng). Phật sợ Vua nhà Tống lấy cớ xâm lược, vị Sư cùng nhân dân lăn chuông xuống hồ. Trâu vàng lao theo và vùng vẫy mò tìm làm cho hồ rộng to ra, sau đó biến mất. Vị Sư trở về Trời. Dân ở đây lập đền thờ Sư Khổng Lộ đã khai phá nghề đúc kim loại.
Nguyễn Văn Thọ
Ngắm nhìn phong cảnh Hồ Tây tuyệt vời
Thảnh thơi thư giãn, nghỉ ngơi
Ngắm hoa, ngắm nước, ngắm trời bao la
Ngắm thuyền thấp thoáng gần xa
Ngắm hàng liễu rủ thướt tha bên hồ
Nghe câu chuyện kể ngày xưa
Sư Khổng Lộ đúc chuông chùa nguy nga(*)
Tiếng chuông thánh thót vang xa
Gọi Trâu vàng đến nước ta nơi này
Thế rồi ở chính nơi đây
Một vùng rộng lớn Hồ Tây bây giờ
Biết bao truyền thuyết nên thơ
Làm nên phong cảnh Tây Hồ đẹp thay
Trải qua bao thế kỷ nay
Bao người chiêm ngưỡng đắm say cảnh hồ
Hồ đi vào những vần thơ
Hồ thêu dệt những ước mơ cho đời
Hồ làm say đắm lòng người
Hồ là lá phổi sạch tươi trong lành
Hồ là mầu sắc tươi xanh
Hồ là điểm hẹn của anh và nàng
Lòng ta trăn trở xốn xang
Chỉ lo ô nhiễm giết oan hồ này.
(*) Ngày xưa vào thời nhà Lý, thế kỷ thứ 13, ở thành Đại La(Hà Nội) có một nhà Sư pháp thuật cao cường tên là Khổng Lộ. Tục truyền rằng nhà Sư Khổng Lộ là một vị Thần của Nhà Trời giáng xuống. Bấy giờ nước ta thiếu thốn kim loại vì giặc phương bắc vơ vét hết. Vào một ngày, nhà Sư đi sang Tầu mang theo một túi nhỏ để xin một ít kim loại về đúc tượng Phật. Vị Sư được Vua nhà Tống tiếp và đồng ý cho số kim loại nhét đầy cái túi nhỏ. Khi vào nhà kho, vị Sư choáng ngợp trước vô số vàng bạc châu báu và có một con trâu bằng vàng rất to đứng gác ở cửa. Vị Sư nhét vào cái túi bé một số đồng đen mang về. Vì có phép thần nên Sư mang được số kim loại nhiều hơn số Vua Tống cho. Quân sĩ Tầu đuổi theo hòng lấy lại nhưng không được. Vị Sư chạy thoát về nước và cùng dân chúng đúc quả chuông đồng đen. Sau khi đúc xong, vị Sư dùng chày gõ vào chuông, tiếng chuông vang đi rất xa. Trâu vàng nghe thấy liền chạy sang nước ta tìm mẹ( vì đồng đen là mẹ của vàng). Phật sợ Vua nhà Tống lấy cớ xâm lược, vị Sư cùng nhân dân lăn chuông xuống hồ. Trâu vàng lao theo và vùng vẫy mò tìm làm cho hồ rộng to ra, sau đó biến mất. Vị Sư trở về Trời. Dân ở đây lập đền thờ Sư Khổng Lộ đã khai phá nghề đúc kim loại.
Nguyễn Văn Thọ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)