Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Mách dùm

Nhà sếp chẳng thiếu thứ chi
Băn khoăn Tết đến biếu gì nữa đây
“Ba số” có mấy chục cây
Sâm-panh, rượu ngoại chất đầy trong kho
Quất, đào đã có người lo
Sữa đường, mứt kẹo, sợ cho là xoàng
Biếu gì vừa đẹp vừa sang
Vừa vui long sếp vừa mang nghĩa tình
Vừa lịch sự, vừa văn minh
Nhẹ nhàng, kín đáo xin mình mách cho!
Kẻo sang năm mới dông to!

1 nhận xét:

  1. Hưu Tây Hồ(B.L)

    Viết ở ngõ CẤM CHỈ


    Cấm chỉ mà sao khách cứ vào
    Người ăn kẻ uống vẫn xôn xao?
    Cuối Lê , “Ấu Chúa ” ăn xong , nợ
    Tàn Mạc, Duy Ninh tót ghế cao
    Xóa nợ, Nguyễn Kim bày: CẤM CHỈ !
    Phủi tay, Chúa Chổm đặt: XIN CHÀO !
    Chuyện xưa nghe kể nay càng thấm
    Vay nợ quốc gia chớ ký ào

    GC: Nhờ có chúa Chổm mà tên ngõ Cấm Chỉ đã ra đời như thế nào?
    Chúa Chổm tên thật là Lê Duy Ninh, tương truyền là con của vua Lê Chiêu Tông. Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu bị họ Mạc cướp ngôi, Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung giết chết. Tuy nhiên, cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc nên đã chạy vào Thanh Hóa (năm 1533) rồi đón Lê Duy Ninh về lập nhà Hậu Lê (Lê Trang Tông).
    Trong dân gian truyền rằng, Chổm là kết quả của một mối tình ngoài dân gian của vua Lê Chiêu Tông. Từ bé Chổm đã phải sống trong cảnh nghèo khó nhưng lại có một điểm rất đặc biệt : Chổm cứ ngồi đâu ăn là hàng đó lại bán chạy như tôm tươi. Vì vậy Chổm đi đâu cũng được cho ăn uống, cho ghi nợ. Dần dà thành thói quen, Chổm kiếm được thì ít mà rượu thịt thì nhiều, nợ nần chồng chất. Sau đó, Chổm được Nguyễn Kim đón về lập ngôi và cùng ông này giành lại ngôi vua từ nhà họ Mạc. Khi quay lại kinh thành, bao nhiêu người trước đây cho Chổm ăn nợ nhận ra con nợ của mình ùn ùn kéo tới đòi. Trả được một, hai, mười người chứ làm sao trả được cả thiên hạ. Nguyễn Kim mới bày ra cách miễn thuế hết cho dân trong vòng một năm và ra lệnh viết bảng “Cấm Chỉ” ở gần cửa Nam để cấm dân tình sau khi vua đi qua đây thì không được chỉ vua mà đòi nợ nữa. Từ đó, đường Cấm Chỉ ở Cửa Nam mới ra đời đi liền với câu “Nợ như Chúa Chổm“.
    Cho dù câu truyện dân gian này có thể có phần không chính xác (các bạn có thể đọc toàn bộ câu chuyện về chúa Chổm tại đây) nhưng đây cũng là một cách lý giải khá hay cho tên phố ẩm thực của Hà Nội bây giờ.
    (pix courtesy of ePi.Longo – Under Creative Commons License)

    Trả lờiXóa