Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

ẢNH ÔNG TRỌNG LỘC( Chủ nhiệm CLB thơ ca Thụy Khuê)


5 nhận xét:

  1. Tác giả: Bùi Liên-Email: Huutayh@yahoo.com

    Biệt ly

    Người đã ra đi
    Chiều thu lững thững theo đi

    Sen tàn,
    Nhang lụi
    Sụt sùi Ngâu..,
    Biệt ly! Sầu ngấm…
    Hồn người chốn đâu?


    Bước xuân

    Đêm củ mật
    Nhựa ứ cành,
    Chồi non tách vỏ
    Nụ hoa hé mắt …
    liếc đồng hồ
    Mưa đêm lắc rắc
    …Giao thừa…đến gần
    Rón rén bước xuân

    Trả lờiXóa
  2. Vịnh Ông chủ nhiệm Yên Hoa
    (Biếu thơ đùa vui Ông Quách Tá - Có gì thất thố xin được đại xá cho)
    TG: Hưu Tây Hồ (B.L)

    Ông là chủ nhiệm "chiếu" Yên Hoa
    Tái xuất thi đàn* lại là ta
    Tóc trắng, phớt đen, ca-vát đỏ
    Gọng vàng kính viễn cứ như là...
    Chơi thơ ngâm vịnh quên tuổi tác
    Góp giọng dựng xây nếp thuận hòa
    Bút danh kí thoáng thơ Quách Tá
    Nhà thơ Yên Phụ rõ đào hoa
    * Nhân ngày tái lập chiếu thơ Yên Hoa Phường Yên Phụ
    TG: Hưu tây Hồ (Bùi Liên)

    Trả lờiXóa
  3. Nghe hát chầu văn

    Cung văn bầy biện thử so dây
    Lục bát đồng cô đã đủ đầy
    Câu chữ luật quên tưng tửng múa
    Tứ thơ hồn nhập ngả nghiêng thầy

    Trả lờiXóa
  4. Hưu Tây Hồ(B.L)

    Viết ở ngõ CẤM CHỈ


    Cấm chỉ mà sao khách cứ vào
    Người ăn kẻ uống vẫn xôn xao?
    Cuối Lê , “Ấu Chúa ” ăn xong , nợ
    Tàn Mạc, Duy Ninh tót ghế cao
    Xóa nợ, Nguyễn Kim bày CẤM CHỈ
    Phủi tay, Chúa Chổm mỗ đây chào!
    Chuyện xưa nghe kể nay càng thấm
    Vay nợ quốc gia chớ ký ào
    GC: Nhờ có chúa Chổm mà tên ngõ Cấm Chỉ đã ra đời như thế nào?
    Chúa Chổm tên thật là Lê Duy Ninh, tương truyền là con của vua Lê Chiêu Tông. Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu bị họ Mạc cướp ngôi, Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung giết chết. Tuy nhiên, cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc nên đã chạy vào Thanh Hóa (năm 1533) rồi đón Lê Duy Ninh về lập nhà Hậu Lê (Lê Trang Tông).
    Trong dân gian truyền rằng, Chổm là kết quả của một mối tình ngoài dân gian của vua Lê Chiêu Tông. Từ bé Chổm đã phải sống trong cảnh nghèo khó nhưng lại có một điểm rất đặc biệt : Chổm cứ ngồi đâu ăn là hàng đó lại bán chạy như tôm tươi. Vì vậy Chổm đi đâu cũng được cho ăn uống, cho ghi nợ. Dần dà thành thói quen, Chổm kiếm được thì ít mà rượu thịt thì nhiều, nợ nần chồng chất. Sau đó, Chổm được Nguyễn Kim đón về lập ngôi và cùng ông này giành lại ngôi vua từ nhà họ Mạc. Khi quay lại kinh thành, bao nhiêu người trước đây cho Chổm ăn nợ nhận ra con nợ của mình ùn ùn kéo tới đòi. Trả được một, hai, mười người chứ làm sao trả được cả thiên hạ. Nguyễn Kim mới bày ra cách miễn thuế hết cho dân trong vòng một năm và ra lệnh viết bảng “Cấm Chỉ” ở gần cửa Nam để cấm dân tình sau khi vua đi qua đây thì không được chỉ vua mà đòi nợ nữa. Từ đó, đường Cấm Chỉ ở Cửa Nam mới ra đời đi liền với câu “Nợ như Chúa Chổm“.
    Cho dù câu truyện dân gian này có thể có phần không chính xác (các bạn có thể đọc toàn bộ câu chuyện về chúa Chổm tại đây) nhưng đây cũng là một cách lý giải khá hay cho tên phố ẩm thực của Hà Nội bây giờ.
    (pix courtesy of ePi.Longo – Under Creative Commons License)

    Trả lờiXóa
  5. Xin đề nghị Ông Trọng Lộc sửa mấy chỗ nhỏ trong bài Nhỏ và to của Ông như sau:
    Nhỏ to

    Nhỏ to mà đã đủ dùng
    Chớ nên chỉnh sửa to đùng làm chi
    To đùng đồ dzởm vứt đi
    Nhỏ mà đồ thật bé ti được rồi
    “Cát Tường” xảy chuyện đấy thôi
    Hút, bơm, khâu, vá tàn đời oan gia
    Nhỏ to vốn của nhà ta
    Đó là của quí mẹ cha tặng mình
    Hà Giang , Bố Hạ, …Cam Vinh
    Yêu em cái tỉnh tình tinh nó giòn
    Còn hơn to tướng vô hồn
    Sông Hồng nó vứt, “bưởi Mường Phồn” cũng toi

    Trả lờiXóa