Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

NHẢY ĐẦM

     
     Ông bà đi tập nhảy đầm
Tăng gô, bi bốp ướt đầm mồ hôi
   Nhanh nhanh, chậm chậm tiến lui
Cũng te, cũng đổ, trời ơi là trời !
   Nhạc vals đã nổi lên rồi
Ông bà quay tít như hồi đang xuân
   Nhịp nhàng uyển chuyển đôi chân
Quanh sàn nhẹ lướt khi gần khi xa
   Tưởng rằng xế bóng chiều tà
Ai ngờ bốc lửa như là thanh niên
   Ngày ngày khiêu vũ thường xuyên
Sống vui, sống khỏe, hỏi tiên nào bằng ?!

Xuân Quý Tỵ 2013

Trọng Lộc, CN CLB thơ ca Thụy Khuê, 04-38432816

5 nhận xét:

  1. MỘT CÁCH TIẾP CẬN BÀI THƠ " BÓNG MÌNH"
    CỦA TÁC GIẢ HƯU TÂY HỒ(BÙI LIÊN)

    (Bài đã trình bày trong sinh hoạt nhóm thơ "TÂM THI" ngày 21-1-2013)

    Bông huệ trắng và bức tường cũng trắng
    Sao bóng hoa trên tường lại đen?(Bế Kiến Quốc)
    Nếu lí giải "bóng hoa trên tường lại đen" theo ý nghĩa vật lí thì đơn giản.
    Nhưng thơ vốn là đỉnh cao của ngôn ngữ, diễn tả, phản ánh mọi ngõ ngách của tình cảm , uẩn khúc của tâm hồn con người nên cauu thơ trên chuyển tải một khía cạnh phức tạp, tế nhị trong đời sống tinh thần cần được tháo gỡ.
    - Hình ảnh "cái bóng" được rất nhiều tác giả sử dụng trong văn chương . Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng 40 lần từ "Bóng". Lúc thì chỉ Bóng tối, Bóng mát, Bóng ánh sáng(tà tà bóng ngả về tây). Lúc thì ví von Bóng dâu, Bóng hồng, Bóng tùng quân, Bóng Hằng nga, Bóng Nga...Lúc thì chỉ Bóng mình "Người về chiếc bóng năm canh".
    Đến với tác giả Hưu Tây Hồ trong bài "Bóng mình" ta thấy người viết đã sử dụng hình ảnh "Bóng" một cách ẩn hiện, biến hóa rất khéo léo qua nhận thức của mình ở từng giai đoạn phát triển của tư tưởng và từng cung bậc tình cảm nẩy sinh. Bằng thủ pháp nghệ thuật khá lạ, ở đây tác giả đã đóng giả người "ngẩn ngơ" không nhận ra "cái bóng " dưới chân mình.
    Ngẩn ngơ không nhận ra mình
    Hình như kẻ khác núp hình bóng ta
    "Ngẩn ngơ" ư? Tác giả vẫn đủ minh mẫn nhận ra "không phải bóng mình" mà là kẻ khác núp hình bóng ta. Thiết nghĩ , giá mà đem bán cái "ngẩn ngơ" đó đi cũng đủ ăn cả đời.!
    - Với Văn Thùy- Tác giả 2 câu đề từ ở đầu bài thơ của Hưu tây Hồ - thì chua chát hơn, cay đắng hơn khi nói về "cái bóng" của mình:
    Bóng ta đổ dưới chân ta
    Cả đời không bước nổi qua bóng mình
    Hình ảnh "đổ dưới chân ta" thể hiện một sự rã rượi, tuyệt vọng và cũng là bất lực khi "cả đời không bước nổi qua bóng mình"
    - Với Hưu Tây Hồ thì lại khá, tác giả chỉ mô tả một góc cuộc đời mình( chứ không phải "cả cuộc đời" như Văn Thùy):
    Bao năm lăn lóc mưu sinh
    Bỗng dưng ngắm cái bóng mình dưới chân
    - Một cuộc mưu sinh thật gian khổ, vất vả cùng cực, sự lo toan của một kiếp người, cái kiếp người nghèo khó, cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, nghĩ gì đến ăn ngon, mặc đẹp. Hình ảnh "lăn lóc" miêu tả thân phận con người chẳng khác gì con ong, cái kiến, co sên, con ốc thấp cổ, bé họng. Cuộc sống

    Trả lờiXóa
  2. ấy làm cho cái bóng của mình cũng biến dạng , thậm chí đổi cả chất:
    Đứa thì như thể là ma
    Nói năng hùng biện nhưng mà nói điêu
    Với nghệ thuật nhân cách hóa sống động, tác giả đã cho ta thấy mối hiểm họa của những "Bóng ma". Đó là khả năng "hùng biện nhưng mà nói điêu".
    - "Nói điêu", hai từ nặng như bom tấn. Như ông cha ta đã từng đúc kết:
    Mồm ăn, mồm nói, mồm cười
    Mồm đi nói chuyện cho người ta yêu
    Có khi mồm lại nói điêu
    Làm cho nhà nát, cửa xiêu (cũng) vì mồm
    Trong cái mồm có cái lưỡi. Lưỡi mềm hơn răng mà răng cứng lại rụng, còn lưỡi vẫn tồn tại cho đến hết đời người. Thế mới biết " Lưỡi không xương" vẫn mạnh. "Nói điêu" có sức công phá không kém vũ khí.
    - Cùng với đứa "nói điêu", còn có:
    "Đứa này say rượu liêu xiêu"
    Nhưng "xem ra nó nói cái điều chân tâm"
    Mới nghe thì tưởng tác giả nhầm, nhưng đâu có phải! Phải là người tinh tường, tác giả mới đưa được vào thơ một mô típ nghệ thuật: hiện tượng người say rượu, đủ độ say để sẽ bộc bạch hết gan ruột mình, nói ra những điều mà lúc tỉnh không nói hoặc không thể nói, haykhông giám nói..., vvv,...
    Tiếp tục mạch cảm xúc, tác giả kể:
    Đứa kia tếu táo hâm hâm
    Nó đang rút ruột tới tầm...siêu linh
    Với nghệ thuật so sánh, thủ pháp đối lập giữa( "tếu táo" và "hâm hâm"), hình thức và nội dung( "siêu linh" ta thấy "cái bóng" ở đây mới quả là ghê gớm nguy hại và có trình độ cao, trên cả mức linh thiêng như thần thánh.
    Lời đầu tiên trong 14 điều răn của Đức Phật là:"Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình". Dục vọng đè nặng tâm hồn con người chính là nguồn gốc của mọi đau khổ. Tham, sân, si sẽ hành hạ ta, xúi dục ta, dẫn dắt ta làm những việc ác, xấu. Vượt qua tất cả những điều đóvô cùng khó khăn vì nó gắn với con người, là của con người nên kẻ thù của ta chính là ta vậy.
    Vượt lên chính mình, chiến thắng chính mình, nhận ra và nghe theo lời khuyên chân tình của "cái bóng" trong đoạn kết, bạn sẽ tìm được chính mình:
    Dường như một bóng chân tình
    Nó khuyên hãy cứ là mình người ơi
    Đây rồi mới thật bóng tôi
    - Cho dù lực bất tòng tâm như tác giả Văn Thùy "bóng ta đổ dưới chân ta......không bước qua bóng mình"; Cho dù tỉnh táo như tác giả Hưu Tây Hồ nhận ra bóng mình trong mớ hỗn độn, cho dù còn băn khoăn tự hỏi khi chưa

    Trả lờiXóa
  3. lí giải được đầy đủ những góc độ phức tạp của sự đời thì ta vẫn cứ vui vẻ vì cầm chắc một điều : Dù thế nào ta cũng không dẫm lên bóng của ai.
    Qua bài thơ "Bóng mình", tác giả Hưu Tây Hồ đã giãi bày tâm sự, chia sẻ những tình cảm của mình trong cuộc sống. Những trăn trở, suy tư trong cách nghĩ và cách sống tìm ra chân lý cuộc đời bằng một lối diễn tả gần gũi, giản dị, dễ nghe, dễ hiểu của thể thơ lục bát, hình tượng thơ thì sinh động, thâm thúy.
    Bài thơ đã có sức truyền cảm tốt, gieo trong lòng người đọc niềm tin yêu cuộc sống với những giá trị đích thực được bảo tồn, lưu giữ trong mỗi con người.
    Đồng hành cùng tác giả, chúng ta hãy là chính mình trong cuộc sống.

    KIỀU BẮC- PCN CLB Thông Reo
    (Mỹ Đình -Hà Nội)


    Bóng mình
    ***
    Bao năm lăn lóc mưu sinh
    Bỗng dưng ngắm cái bóng mình dưới chân
    Ngẩn ngơ…không nhận bóng mình??
    Hình như kẻ khác núp hình bóng ta:
    Đứa thì như thể là ma
    Nói năng hùng biện nhưng mà nói điêu,
    Đứa này say rượu liêu xiêu
    Xem ra nó nói cái điều chân tâm,
    Đứa kia tếu táo hâm hâm,
    Nó đang rút ruột tới tầm… siêu linh
    Dường như một bóng chân tình
    Nó khuyên: “Hãy cứ là mình; Người ơi”!
    Đây rồi! mới thật bóng tôi!
    13/02/2012 lúc 01h


    Trả lờiXóa
  4. Quyết tu
    (Họa nguyên vận bài: Duyên thầm sư nữ của TG .....đăng ở Trang 2 TÂM THI số 11-Tháng 4-2013)

    Nhác thấy chùa thiêng vội bước vào
    Ni cô mơn mởn ngỡ ngàng sao?
    Thiện tai !Đầu ngoảnh, tay buông mõ
    Mô Phật! Chân chiêu mắt liếc dao
    Vướng phải oan tình chua kiếp mận
    Cởi ra nghiệp chướng xót thân đào
    Xuất gia xuống tóc xuân trào, nén
    Chính quả rồi ra chót vót cao
    Hưu Tây Hồ

    Bài mời họa

    Duyên thầm sư nữ

    Hãy bỏ khăn ra đội tóc vào
    Nâu sồng như thế tính làm sao?
    Răng thày trắng muốt đều như ngọc
    Mắt liếc đen huyền sắc tựa dao
    Chân bước nhịp nhàng duyên vũ nữ
    Miệng cười tươi tắn cánh hoa đào
    Đời nay sư phải là họa hậu
    Mới có lộc nhiều dựng tháp cao

    Bài họa của Chính Tâm-TÂM Thi

    Quả kiếp nặng căn nó buộc vào
    Xuân tình mơn mởn hỏi tu sao?
    Áo sồng khó giấu làn da tuyết
    Khăn gụ khôn trùm ánh mắt dao
    Sóng ái trùng trùng , ngây ngất mận
    Triều Tương lớp lớp, ngẩn ngơ đào
    Lên sàn thày chắc dinh ngôi hậu
    "Chết" khối đại gia muốn với cao

    Trả lờiXóa
  5. Kính chuyển tới Tác giả Trọng Lộc: sau khi nghe TG TRỌNG LỘC trình bày bài NHỎ TO (nhân sự chuyện xảy ra ở Thẩm mĩ viện Cát Tường) Liên Bùi tôi Phóng tác bài ấy cho vui hơn như sau: Mời Ông thưởng lãm XEM CÓ VUI HƠN KHÔNG? VUI LÀ CHÍNH. Những chữ IN ĐẬM là tôi monifi) & Muốn nghe TG phản biện. THKS;

    NHỎ TO
    Nhỏ to mà đã đủ dùng
    Xin đừng chỉnh sửa to đùng làm chi
    To đùng đồ dzởm vứt đi
    Nhỏ mà đồ thật bé ti được rồi
    Cát Tường xảy chuyện đấy thôi
    Hút bơm khâu vá tàn đời oan gia
    Nhỏ to vẫn của nhà ta
    Đó là Zen quí mẹ cha tặng mình
    Hà Giang, Bố Hạ, Cam Vinh…
    Yêu em “cái tỉnh tình tinh cũng dòn”
    Còn hơn to tướng vô hồn
    Đáy sông nó vứt Bưởi Mương Phồn cũng toi

    Trả lờiXóa